Đình Thông Tây Hội được xây dựng vào năm 1698 tại 107/1 Nguyễn Văn Lượng (nay là Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM). Nơi đây thờ Thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam và là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả Nam Bộ còn tồn tại. Nét độc đáo nhất trong thiet ke nha thể hiện ở phần chính điện, gồm 2 tòa nhà kiểu tứ trụ, mái giáp nhau theo kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Phía trước có 3 hương án gỗ hình vuông được chạm khắc tinh xảo. Đến nay, đình hiện vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng xưa. Hàng năm, lễ giỗ thần hoàng được tổ chức trang trọng vào ngày 14 và 15/8 (âm lịch), thu hút nhiều du khách thập phương và người dân. Nhiều năm nay, các kết cấu, kiến trúc của ngôi đình đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ bị đổ sập rất lớn.
Trưởng Ban trị sự đình Thông Tây Hội cho biết, do đình quá thấp so với mặt đường, thường xuyên bị ngập nên năm 1998, ban trị sự đã vận động kinh phí xã hội hoá nâng sân và sửa chữa. Vì không có nhiều tiền nên phần nhà hội sở vẫn chưa được nâng, do đó vẫn nằm thấp hơn sân đến nửa mét. Mỗi khi mưa nền nhà lại lênh láng nước. Một số cột bị mối mọt đục ruỗng, khả năng chống đỡ toàn thân của ngôi đình yếu dần. từ ngày được xếp hạng, mọi việc duy tu, sửa chữa ban đều phải xin phép Sở VH-TT và Bộ VH-TT-DL. Hồ sơ nộp vài lần nhưng nhiều năm mới được duyệt. Vấn đề lớn nhất là kinh phí đầu tư sửa chữa lên đến hàng tỷ đồng, phải chờ cơ quan chủ quản rót xuống và chưa biết đến bao giờ mới có thể sửa chữa. Huy động tiền ủng hộ từ dân rất khó.