Nói đến những tay trọc phú ngành địa ốc nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, thì không thể không nhắc tới tỷ phú họ Hứa có tên gốc là Hứa Bổn Hòa, hay còn được gọi là chú Hỏa. Cùng thời với chú Hỏa tại Sài Gòn còn ba bốn đại gia gốc Hoa giàu sụ, nhưng ít được nhắc tới. Bởi cuộc đời của họ bùng phát lên một thời rồi bỗng chốc lụi tàn, mà cũng ít người biết tại sao lại như vậy?
Trong đó, một người mang họ Wang, phiên âm tiếng Việt tức là Hoàng hay Huỳnh, nức tiếng là một tay giàu có không thua gì chú Hỏa thời ấy. Đặc biệt ông ta còn được biết đến với năm sáu biet thu co dien đồ sộ tại đất Sài Gòn Chợ Lớn ngày xưa, rải rác từ vùng chợ cũ Sài Gòn vô tận Chợ Lớn. Ngày nay hầu như không còn vết tích của những cơ ngơi đó. Bởi một thảm kịch đã xảy ra trong gia đình ông ta một cách đầy bí ẩn khiến dòng tộc họ Hoàng ấy cũng biến mất khỏi Hòn ngọc Viễn Đông này.
Nghe nói ông ta đã chết tại xứ sương mù Đà Lạt hoặc trở về Hong Kong, rồi trở thành ông trùm địa ốc ở bên đất Hương Cảng, mà dòng tộc vẫn còn lớn mạnh tới những năm sau này... Câu chuyện kể ra sau đây là một tấn thảm kịch, vừa bi thương, hoang đường, khó tin nhưng có thật. Câu chuyện như một truyền thuyết về những người con gái tuổi chưa thành niên, chết oan mà lại chết vào giờ trùng. Đây là giai thoại được kể của những người sống ở Sài Gòn vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Sau này do một sự tình cờ người viết đã được một lão niên gốc Hoa, vốn là thầy tướng số nổi danh vùng Chợ Lớn trong những năm 20 - 30 của thế kỷ trước kể lại khá chi tiết.
Vào thời đó những tay trọc phú của Sài Gòn có khuynh hướng mở rộng điền sản ra khỏi vùng đất của Sài Gòn - Chợ Lớn này. Một số xuống tận miền Tây, số khác thì lên miền Đông, đặc biệt là ra tận vùng cao nguyên, như Ban Mê Thuột hay Đà Lạt, Lâm Đồng. Có lẽ vì vậy nên tại vùng đất Bảo Lộc ngày nay, cụ thể là vùng chuyên canh trà, với tên gọi nổi danh là trà Bảo Lộc Cầu Đất, đã có vết tích của câu chuyện này. Nơi đó vào những năm 1920 đã có một ngôi dinh cơ bề thế được xây theo lối kiến trúc nửa Đông, nửa Tây. Khi đầu mới dựng lên thì dân bản xứ đã trầm trồ khen ngợi là đồ sộ, rất lạ mắt và đầy bí ẩn.
Sau này, người ta mới biết đó là cơ ngơi của một trọc phú đất Sài Gòn. Nhiều người địa phương thời ấy bàn tán nhau rằng một khi vùng Đà Lạt đã được các quan chức người Pháp, hay giới thượng lưu Pháp, Việt chọn làm đất nghỉ dưỡng và du lịch thì việc một trọc phú người Hoa nổi tiếng như tỷ phú Hoàng, cho xây dựng một biệt thự nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc là chuyện đương nhiên. Dân bản địa cũng rất mong được sinh sống gần gũi với tay trọc phú nổi tiếng ấy. Bởi với tiếng tăm của ông ta cùng hướng đầu tư vào vùng đất này của ông sẽ tạo cơ hội cho nơi đây phát triển nổi tiếng.
Tuy nhiên ngôi biet thu dep đồ sộ xây giữa một vùng đồi thông, với hai bên là dãy đất phẳng phiu chạy dài rất đắc địa đó vẫn chưa hề thấy bóng dáng của chủ nhân về cư ngụ. Một năm rồi hai, ba năm sau tình hình vẫn như thế. Ngôi nhà đẹp đẽ, đồ sộ kia vẫn nằm yên ắng dưới tán cây thông mà chẳng hiểu lý do gì chủ nhân không về ở? Cho đến cuối năm thứ ba, kể từ khi ngôi biệt thự mọc lên thì người chung quanh mới nhìn thấy có bóng dáng của năm sáu người vừa lớn, vừa nhỏ lặng lẽ chuyển tới ở. Nhưng họ đến âm thầm bao nhiêu thì cuộc sống họ cũng lặng lẽ như vậy... Có người tò mò tìm hiểu thì rõ ràng những người ấy không phải là chủ nhân giàu sụ từ Sài Gòn như họ có ý mong đợi.
Những người này gồm có một phụ nữ tuổi trên dưới bốn mươi, với phong cách quý phái, nhưng bên ngoài không tỏ vẻ gì là thuộc giới nhà giàu. Bên cạnh bà ta còn có ba người nữa, đó là ba cô gái trẻ, tuổi độ trăng tròn sống cùng. Những người này có cuộc sống khép kín và hình như họ không muốn tiếp xúc với ai chung quanh. Tới ở gần nửa năm, nhưng họ không hề giao tiếp với người chung quanh. Duy nhất chỉ có một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi, dáng người khắc khổ thỉnh thoảng lặng lẽ đạp xe ra vào ngôi biệt thự mà không tiếp xúc với ai.