Thế giới rộng lớn không thiếu những công trình kiến trúc độc đáo. Có những công trình gây ấn tượng bởi chiều cao cực 'khủng', lại có những công trình khiến bạn không thể rời mắt bởi sự trang hoàng, lộng lẫy của nó. Vậy tên của những công trình kiến trúc đó là gì và chúng tọa lạc ở đâu?
Bài viết sau đây sẽ liệt kê tên đây đủ và địa chỉ chính xác về 10 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới.
Bảo tàng Guggenheim, Tây Ban Nha
Bảo tàng Guggenheim là một bảo tàng nghệ thuật hiện đại và đương đại, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Canada - Frank Gehry, được xây dựng bởi Ferrovial, và nằm ở Bilbao, Xứ Basque, Tây Ban Nha. Nó được xây bên cạnh sông Nervion, mà chạy qua thành phố Bilbao ra đến biển Đại Tây Dương.
Bảo tàng Guggenheim là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật Âu - Mỹ thế kỷ 20.
Nhiều người cho rằng, bảo tàng Guggenheim chẳng khác nào một chiếc hộp bằng thép khổng lồ với hình dáng kì lạ. Tuy nhiên, thực tế đây lại là một trong những tòa nhà nổi bật nhất của nghệ thuật kiến trúc đương đại. Nó được bao bọc bởi lớp vỏ titanium, kết hợp cùng những bức tường kính to lớn. Chính sự phối hợp này đã tạo nên cảm giác tòa nhà như đang chuyển động quanh trục của nó.
Potala Palace, Tây Tạng
Potala Palace - Cung điện Potala nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, đã từng là nơi ở của các đời Đạt-lại Lạt-ma (Dalai Lama) cho đến Dalai Lama thứ 14 thì lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959.
Potala Palace sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ theo phong cách đền Phật giáo truyền thống, cao 13 tầng và bao gồm hàng ngàn phòng. Cung Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời kỳ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5. Phải mất hơn 50 năm và hơn 7000 công nhân làm việc cật lực mới hình thành quy mô công trình như hiện nay.
Nó được coi như là một trong những kỳ quan kiến trúc của thế giới. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là 'Bảy kỳ quan mới'.
Thư viện Bibliotheca Alexandrina, Ai Cập
Nằm giữa các kim tự tháp cổ đại, thư viện Hoàng gia Alexandria, cũng gọi là Thư viện Lớn hay Thư viện Alexandria tại thành phố Alexandria, Ai Cập, là một công trình hiện đại độc đáo của đất nước Ai Cập và đã từng là thư viện lớn nhất thế giới.
Hoàn thành vào năm 2002, tòa nhà được lấy cảm hứng từ thư viện Alexandrina nguyên bản, đây là biểu tượng tượng trưng cho hình ảnh mặt trời thứ hai mọc lên trên vùng đất Địa Trung Hải. Đặc biệt, với không gian rộng lớn nên sức chứa của thư viện lên tới tám triệu đầu sách.
Nhà thờ Sagrada Família, Tây Ban Nha
Nhà thờ Sagrada Família, Vương cung thánh đường hay còn gọi là Nhà thờ ngoại hiệu Thánh Gia, là một nhà thờ công giáo lớn đang xây tại Barcelona, Catalunya, Tây Ban Nha, được coi là kiệt tác của kiến trúc sư nổi tiếng người Catalan Antoni Gaudí. Vì kích cỡ vĩ đại và phong cách độc đáo mà nó trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Barcelona và là một biểu tượng của Tây Ban Nha.
Nhà thờ này được khởi công xây dựng từ năm 1882 và cho đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, một dự án xây dựng được tư nhân tài trợ đang đẩy nó tới ngày hoàn thành, dự định vào năm 2026, một trăm năm sau ngày mất của nhà thiết kế Antoni Gaudí (cha đẻ của công trình).
Nhà thờ được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 1984, và cũng được xếp vào danh sách 12 bảo vật của Tây Ban Nha năm 2007.
Taj Mahal, Ấn Độ
Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه جها) có nghĩa là 'chúa tể thế giới' đã ra lệnh xây nó cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời sau khi hạ sinh đứa con thứ 14 của cả hai vào năm 1631. Chính vì điều đó mà Taj Mahal ở Ấn Độ được xem như tòa nhà lãng mạn nhất thế giới. Thậm chí, nhà thơ Tagore còn miêu tả nó như là 'Giọt nước mắt của sự vĩnh cửu'.
Taj Mahal được khởi công xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.
Nhà thời Hồi giáo Imam, Iran
Không chỉ được xem như một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, nhà thờ Hồi giáo Imam ở Iran còn là một kì quan được lát bằng đá. Toàn bộ công trình này được bao bọc bởi đá xanh nhạt và vàng. Trong điều kiện ánh sáng khác nhau, màu sắc của nhà thờ cũng sẽ thay đổi. Khu nhà nguyện chính có mái vòm cao 54m và được trang trí bằng các họa tiết cầu kì. Ngoài ra, phần cổng chính cao 30m là một ví dụ điển hình cho phong cách kiến trúc của thời Safavid (1502 – 1772).
Cung điện mùa đông, Nga
Cung điện Mùa đông ở cố đô Sankt Peterburg, Nga là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St.Peterburg trên khuôn viên rộng 90.000m². Cung điện do kiến trúc sư người Ý B.F.Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizaveta I theo phong cách nghệ thuật Baroque, và được xây dựng trong những năm 1754 – 1762. Trong một thời gian dài, cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Cung điện Mùa Đông và quảng trường cung điện tạo nên hạt nhân của thành phố hiện đại và là một trong những điểm đến chính của du lịch nội địa Nga và quốc tế. Cung điện Mùa Đông nay là bảo tàng nghệ thuật St.Peterburg, trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.
Với vẻ đẹp tráng lệ, cung điện mùa đông là niềm tự hào của nước Nga nói riêng và của cả châu Âu nói chung.
Crac des Chevaliers, Syria
Krak des Chevaliers còn được gọi là Crac des Chevaliers, là một lâu đài của quân đội Thập tự chinh ở Syria và là một trong những lâu đài thời Trung cổ được bảo tồn hoàn mỹ nhất trên thế giới. Vào thế kỷ 11, nơi đây là một khu định cư của người Kurd và do đó, lâu đài còn được gọi là Hisn al Akrad, có nghĩa là 'Lâu đài của người Kurd'. Vào năm 1142 lâu đài trở thành quà tặng của Raymond II (Bá tước của Tripoli) dành cho các Hiệp sĩ Cứu tế. Lâu đài vẫn nằm trong sở hữu của họ cho đến khi thất thủ năm 1271. Lâu đài còn được gọi là Crac de l'Ospital, tên Krak des Chevaliers mới chỉ xuất hiện vào thế kỷ 19.
Công trình này được xây dựng theo phong cách cổ điển của những lâu đài Trung Cổ với bức tường thành kiên cố bao quanh. Bên trong là một ngôi làng nhỏ với đầy đủ nhà nguyện, nhà tắm, đại sảnh, hành lang kiểu Gothic và cả vườn rau.
Bảo tàng Oscar Niemeyer, Brazil
Bảo tàng Oscar Niemeyer ở Curitiba là một công trình hoàn mỹ và được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Oscar Niemeyer. Tương tự những tòa nhà vĩ đại khác, bảo tàng nghệ thuật này cũng sở hữu hình đáng khá độc đáo. Nhìn từ xa, nó trông giống như một con mắt bằng kính khổng lồ. Chính vì điều này mà đa số người dân thường gọi đây là 'bảo tàng mắt'.
Hagia Sophia, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia, Sancta Sapientia hay Aya Sofya tọa lạc ngay trung tâm của thủ đô Istanbul, ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau là thánh đường Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn, tòa nhà này được xem là hình ảnh mẫu mực của kiến trúc Byzantine, và được coi là đã 'thay đổi lịch sử của kiến trúc'. Đây từng là nhà thờ lớn nhất thế giới trong gần một ngàn năm, cho đến khi Nhà thờ chính tòa Sevilla hoàn thành vào năm 1520.
Tòa nhà hiện nay vốn được xây dựng làm nhà thờ từ năm 532 đến năm 537 theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian, và đã là Nhà thờ Trí tuệ Thánh thiêng thứ 3 được xây dựng tại địa điểm này (hai nhà thờ trước đã bị phá hủy bởi quân phiến loạn). Tòa nhà được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Isidorus xứ Miletus và Anthemius xứ Tralles. Nhà thờ có một bộ sưu tập các thánh tích và có một bức tường tranh bằng bạc dài 15 m. Đây là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương trong gần 1000 năm.